tab

Thứ Bảy, 26 tháng 2, 2011

MỘNG ƯỚC ĐÊM TRĂNG


MỘNG ƯỚC ĐÊM TRĂNG

Đêm nay trăng sáng tuyệt vời
Dòng kinh lấp lánh bầu trời đầy sao
Thương em anh cất bước vào
Quê em mộng mị đón chào mừng anh
Đẹp thay dưới ánh trăng thanh
Hài hòa êm ái hiền lành biết bao
Quê em anh vẫn ước ao
Nghìn năm đẹp mãi, lối vào nhớ nhung
Để anh sánh bước tương phùng
Tìm về nơi ấy một vùng đầy mơ
Yêu nhau mộng ước làm thơ
Nẻo đường hạnh phúc đón chờ đợi em
Từng trang em đã đọc xem
Tình yêu tha thiết, anh đem đến rồi
Đôi ta kết hợp trọn đời
Với tình chung thủy tuyệt vời đắm say
Tình ta đổi mới từng ngày
Tương lai ngời sáng tràn đầy nên thơ
Ngày mai hạnh phúc đón chờ
Anh và em sẽ bến bờ thuyền quyên
Dựng xây cuộc sống thần tiên
Muôn vàn mộng đẹp, thiên niên vẫn còn
Đêm nay trăng đã về non
Tình ta sống mãi trường tồn rất lâu
Em ơi ta hãy nguyện cầu
Yêu nhau tha thiết tình sâu hải hồ

HOÀI THANH (Những tháng năm kỷ niệm)

Thứ Ba, 22 tháng 2, 2011

Chuyện vui nờ và lờ (N,L)

Gửi các quí vị cho vui, ai biết rồi thì đọc nại nhé

 SỜ NHẸ

Trong chuyến du lịch Tam Đảo tôi nghe lỏm được tại một khách sạn.
- Em làm giấy tờ cho anh để về thanh toán với cơ quan.
- Dạ vâng. Thế tên anh "nà" gì nào?
- Lê Đức Linh
- Nê Đức Ninh ?
- Anh tên là Linh. Không phải Ninh.
- Ninh... Ninh... Thế tên anh viết bằng "nờ" dài hay "nờ" ngắn ạ?
- Cái nhà cô này thật là ỡm ờ. "Nờ" của anh dài. Vừa ý chưa?
Cô gái cười giòn tan:
- "Nờ" dài. Tí nữa thì em cắt cụt.
- Tưởng là chỉ có dê trên (d), dê dưới (g), i dài (y), i ngắn (i), bây giờ lại có cả " nờ " dài (l), nờ ngắn (n).
Còn em, tên là gì? Có trên dưới, ngắn dài gì không?
- Dạ, em "nà" Xuân.
- Tên hay nhỉ, nhưng phải sờ (S) hay xoa (X) hở em?
Cô Xuân đỏ mặt, cười duyên:
- Đúng ra thì nà phải Xoa anh ạ nhưng Sờ nhè nhẹ thì hay hơn anh à.
  
 
“NO” HAY “LO” ?
 
Vị lãnh đạo cấp cao phát biểu trước các cán bộ lãnh đạo cấp thấp:
“Nàm” cán bộ thì phải biết “NO” trước nhân dân và vui sau nhân dân.
(nguyên văn: Làm cán bộ thì phải biết lo trước cái lo của nhân dân, vui sau cái vui của nhân dân).
 

 
LÀM MỘT CÁI
 
Giảng viên nhắc nhở học viên về sự cần thiết phải kết hợp giữa “học” và “hành”:
-                    Trăm nghe không bằng một “thấy”,
-                    Trăm thấy không bằng một “sờ”,
-                    Trăm sờ không bằng “làm” một cái (thực hành)
TS sưu tầm

Thứ Bảy, 19 tháng 2, 2011

TIÊN HƯNG: DÒNG SÔNG TRÌU MẾN


TIÊN HƯNG: DÒNG SÔNG TRÌU MẾN

             Tôi chưa một lần nào đến với quê hương Nam Lỗ, thế nhưng khi được đọc những bài viết và xem những đoạn video trên trang web của Giáo xứ, tự nhiên lòng tôi có một cảm mến về dòng sông Tiên Hưng ngọt ngào và ý vị của quê hương Nam Lỗ thân yêu này. Dòng sông thật là trìu mến, có lẽ một phần lớn vì quê hương Nam Lỗ là “Quê Cha, đất Tổ” của tôi  và một phần nữa là do dòng sông duyên dáng, đẹp đẽ, hiền hòa đưa nước tưới mát quê mẹ Nam Lỗ thân yêu, đã thu hút lòng tôi (mặc dù chỉ nhìn thấy trên màn ảnh).

             Đoạn video chiếu về dòng sông Tiên Hưng không được dài lắm nhưng đây lại phần đầu của phần “Kỷ niệm bách chu niên thành lập giáo xứ Nam Lỗ” và được lồng ghép bài hát “Quê hương” của Giáp Văn Thạch đã làm tôi xao xuyến và cứ xem đi xem lại nhiều lần để được ngắm nhìn dòng sông một cách thỏa thích và thưởng thức trọn vẹn ý nghĩa của bài hát đã làm ngây ngất lòng người (Quê hương mỗi người chỉ một, như là chỉ một mẹ thôi; quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người)

            Sông Tiên Hưng có dòng nước thật trong xanh, lững lờ đưa nước vào tưới mát cho miền đất Nam Lỗ thêm phì nhiêu tươi tốt. Từ bên này bờ sông muốn sang bên kia bờ sông phải xuống đò để được thả hồn theo dòng sông chan chứa tình yêu thiên nhiên đất nước và rạo rực tình người. Bên cạnh dòng sông là làng mạc, thôn xóm và các họ giáo thuộc Giáo xứ nam Lỗ, cùng với cánh đồng lúa xanh tươi màu mỡ, với những con đường thẳng tắp ôm lấy làng quê trù phú. Khi nhìn thấy khung cảnh trên, ai mà chẳng mến, chẳng thương chứ! Điều này cũng nói lên sự đầm ấm hạnh phúc của quê hương đã từng nổi tiếng là “Quê hương năm tấn”. Ngày xưa và ngay cả ngày nay các yếu tố “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” đã đem lại niềm vui, làm đẹp cho cuộc sống. Nam Lỗ đã đang và mãi đạt được cả ba yếu tố đó, để miền đất thân thương này luôn luôn có được một cuộc sống thanh bình, hạnh phúc vô biên và bất tận, trong đó yếu tố “Địa lợi” có sự đóng góp của dòng sông Tiên Hưng  thắm tình đượm nghĩa.

Quê mình có một dòng sông
Tiên Hưng yêu qúy mặn nồng phù sa
Dòng sông bát ngát bao la
Trong xanh, đượm ngọt thật là thân thương
Nước sông chẩy giữa đôi đường
Lững lờ uốn lượn, vấn vương lòng người
Tiên Hưng luôn nở nụ cười
Mừng đón khách tới, chào người thăm quê
Sông đem nguồn nước tràn trề
Tưới xanh đồng lúa, xum xuê hoa màu
Tiên Hưng thắm mãi một màu
Yêu thương nối kết nhịp cầu hoan ca
*
Sông là hương vị lời ca
Sông là giọng hát thật là du dương
Sông là ánh sáng dẫn đường
Sông là thân thiết, bạn đường của ta
Sông là hạnh phúc đậm đà
Sông là tất cả thiết tha nghĩa tình
Tiên Hưng sông của quê mình
Bao đời vẫn đẹp, vẹn tình quê hương
                                   
                       HOÀI THANH (11/01/2011)

Thứ Sáu, 18 tháng 2, 2011

GÁI BA MIỀN

GÁI BA MIỀN
 

Tình gái miền Nam
 
Ý chèng ui
Hổng được đâu
Cái mặt ngầu
Tui ớn lạnh
Ngồi bên cạnh
Rục rịch hoài
Lỡ gặp ai
Kỳ qúa hà
Thôi dzô trỏng
Cho thỏa lòng
Đồ qủy sứ
Để từ từ
Nè cha nội

Tình gái miền Trung
 
Dị kể chi
Răng làm rứa
Người chi mô
Nhột thấy mồ
Anh bên nớ
Tui bên ni
Răng cớ gì
Ưa lấn đất
Đừng lật đật
Mạ ra chừ
Mang tiếng hư
Nói nhỏ nì
Tối nay hỉ
 
 
Tình gái miền Bắc

Em chả đâu
Ngượng lắm đấy
Ai lại thế
Cứ như ranh
Tí tẹo thôi
Nhớ đấy nhé
Mặt dầy tợn
Chỉ nghịch ngợm
Không ai bằng
Cứ hung hăng
Như ăn cướp
Thôi cũng được
Phải giao trước
Cấm chạy làng
Hễ lang bang
Em xẻo trước

 
 
NHL sưu tầm

Thứ Hai, 14 tháng 2, 2011

TRUYỀN THUYẾT VỀ LỄ VALENTINE


TRUYỀN THUYẾT VỀ LỄ VALENTINE
VÀ NHỮNG BIỂU TƯỢNG CỦA TÌNH YÊU

* TRUYỀN THUYẾT VỀ LỄ VALENTINE
          Những người yêu nhau trên toàn thế giới xem tháng 02 là tháng của tình yêu và ngày 14 tháng 02 hằng năm là ngày dành riêng cho những đôi lứa đang yêu nhau.
          Có nhiều truyền thuyết về Lễ Valentine:

1-      Truyền thuyết thứ nhất cho rằng: Valentine là một linh mục đã phụng sự trong thế kỷ thứ III ở Rôma. Khi hoàng đế Claudius II quyết định những người đàn ông tốt hơn là nên đi lính và ra chiến trường để phục vụ chiến tranh , thay vì ở nhà với vợ và chăm lo cho gia đình, ông đã ban hành luật cấm các chàng trai trẻ kết hôn nhằm bổ sung họ vào quân đội. Valentine đã nhận ra sự bất công trong đạo luật này, ông bất chấp luật và vẫn tiếp tục làm lễ thánh, chứng nhận sự thành hôn cho các cặp tình nhân trong bí mật. Khi hoạt động của Valentine bị phát hiện, Claudius đã ra lệnh bắt giam và kết liễu cuộc sống của ông.

2-      Một truyền khác cho rằng Valentine đã bị giết khi cố gắng giúp những người Cơ đốc giáo giải thoát cho một số tù nhân La Mã đang bị tra tấn và đánh đập tàn nhẫn.

3-      Truyền thuyết thứ ba lại cho rằng Valentine là người đã gởi chiếc thiệp “Valentine” đầu tiên trong thời gian bị bắt giam. Người ta cho rằng Valentine đã yêu một cô gái trẻ - người đã chăm sóc cho ông trong suốt thời gian bị giam cầm. Nhưng thật oái oăm thay, cô gái ấy lại chính là con gái của một người đã bắt giam ông. Trước khi bị xử tử, ông đã viết cho cô một lá thư và ký tên “From your valentine” (Người gởi” “Valentine của em”) và đó cũng là cụm từ vẫn được sử dụng cho đến ngày nay thay cho chữ ký hay tên của người gởi dưới mỗi tấm thiếp Valentine.


* NHỮNG BIỂU TƯỢNG CỦA TÌNH YÊU
Nhân ngày Lễ nhớ tình yêu
Kể ra sơ lược vài điều đã ghi
TÌNH YÊU – BIỂU TƯỢNG là gì?
Thưa rằng đa dạng, là chi đa hình
*
Trước tiên phải kể ÁI TÌNH
VỊ THẦN có cánh thân hình trẻ thơ
Mũi tên tình ái sẵn chờ
Giương lên bay vút vào bờ tim ai!
HOA HỒNG ĐỎ lại có gai
Tràn đầy mãnh liệt, nhớ hoài khôn nguôi
Biểu trưng sức mạnh con người
Yêu nhau tha thiết, trọn đời không xa
TRÁI TIM thổn thức thiết tha
Xúc cảm trỗi dậy thật là vấn vương
ĐÔI BỒ CÂU thật dễ thương
Luôn lòng chung thủy, bạn đường có nhau
QUẢ TÁO ngon ngọt thắm màu
Địa đàng xưa đó: Adam – E và
QUẢ TRỨNG sinh sản chan hòa
Lưu truyền nòi giống để mà dựng xây
ĐÔI MÔI mọng đỏ chín dầy
Như tình thắm thiết, tràn đầy thủy chung
NHẪN CƯỚI se kết tương phùng
Trao nhau kỷ niệm nghìn trùng ước mơ
MẶT TRĂNG tỏa sáng mong chờ
Trai thanh, gái tú: bến bờ gặp nhau
CON RỒNG phồn thịnh đến mau
Đam mê mãnh liệt, cho nhau nghĩa tình
TẤT TAY cũng chỉ đôi mình
Tặng nhau như thể hữu tình đẹp duyên
NƠ TÌNH YÊU thật diệu huyền
Trường tồn vĩnh cửu, lưu truyền thiên thu
CHIM UYÊN ƯƠNG tựa thê phu
Xum vầy, quấn quýt chẳng lu chẳng mờ
ĐĂNG TEN sợi đẹp như mơ
Nối người quân tử - tiểu thơ lại gần
*
Mười bốn biểu tượng vẹn phần
Đều cùng hướng tới tinh thần yêu thương
NGÀY TÌNH YÊU hãy lên đường
Chọn quà tặng bạn thơm hương sắc nồng
VALENTINE Lễ đợi trông
Cho nhau tất cả mặn nồng thương yêu.

     HOÀI THANH (14/02/2011 – Ngày Lễ tình yêu -  Valentine)

Thứ Bảy, 12 tháng 2, 2011

Giải đáp đố vui xuân Tân Mão


GIẢI ĐÁP VÀ KẾT QUẢ ĐỐ VUI Ô CHỮ MỪNG XUÂN TÂN MÃO 2011
          Nhân dịp xuân Tân Mão sắp về trên quê hương Việt Nam thân yêu của chúng ta. Xin gởi tới Qúy vị và các bạn “Đố vui Ô chữ mừng xuân Tân Mão 2011”. Rất mong Qúy vị và các bạn dành ra chút ít thời giờ để vui cùng ô chữ này nhé! Xin chân thành cảm ơn Qúy vị và các bạn.
          Ô chữ này có 14 cột dọc và 7 hàng ngang. Mỗi hàng ngang có từ 1 đến 2 gợi ý để tìm ra từ cần điền vào cho phù hợp
          Yêu cầu ghi các chữ cái vào những ô không có dấu (*)
          Chúng ta bắt đầu nhé!

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
1
*
*
*
*
X
U
Â
N
T
Â
N
M
Ã
O
2
*
*
*
*
D
U
X
U
Â
N
*
É
N
*
3
*
*
*
*
*
C
Â
Y
N
Ê
U
*
V
4
B
Á
N
H
C
H
Ư
N
G
*
V
*
*
5
*
*
*
T
N
À
O
Đ
*
T
H
*
6
*
H
Á
I
L
C
*
T
T
T
A
*
7
*
*
K
H
A
I
B
Ú
T
*
N
I
Ê
N
     *  Gợi ý theo 7 ô hàng ngang để tìm ra từ điền vào cho thích hợp:

 1- Xuân sắp đến. (xuân 2011) (10 chữ cái)

 2- Đây là một việc làm tao nhã mà nhiều người hay làm mỗi dịp xuân về. (6 chữ cái) – Chim của mùa xuân (2 chữ cái)

 3- Tên của một loại cây được trồng trong dịp tết. (6 chữ cái)  - Từ còn thiếu trong câu đối xuân sau đây: “Năm mới hạnh phúc bình an đến – Ngày xuân vinh hoa phú qúy ....................”(2 chữ cái –Viết ngược)

4- Tên của một loại bánh người ta hay làm trong dịp tết. (9 chữ cái) – Ngày xuân các họa sĩ thường ............tranh để tặng cho người thân. (2 chữ cái – Viết ngược)

5- Mỗi năm cứ đến dịp tết là mọi người lại có dịp .........................(6 chữ cái – Viết ngược) – Một trong những lời chúc của con cháu kính gởi đến ông bà, cha mẹ trong ngày đầu năm mới. (3 chữ cái)

 6- Một việc làm thể hiện lòng ước muốn được nhiều sự may lành trong năm mới. (6 chữ cái) – Ngày mùng 1 tháng 1 dương lịch hằng năm người ta thường gọi là “Tết Tây”, còn ngày mùng 1 tháng giêng âm lịch hằng năm thì gọi là “............................”. (5 chữ cái)

 7- Một việc làm mà các học trò cũng như các nhà thơ, nhà văn thời xưa thường thực hiện trong ngày đầu xuân. (7 chữ cái) – Chữ gì còn có nghĩa là năm? (4 chữ cái)   

* Chủ đề của ô chữ là: “XUÂN ĐẾN TẾT VỀ”
* Xin chúc mừng bạn Nguyễn Văn Phan, cư trú tại thành phố Cần Thơ đã có giải đáp đúng nhất
                                                                              
                                                                                HOÀI THANH