Những món ốc ngon,Nha Trang có nhiều nhưng chẳng ai quảng bá cho nhiều người cùng biết để thưởng thức
Khi qua Paris, tui cũng muốn ăn món escargot nổi tiếng nhưng ăn xong, tui cảm thấy ...không có gì đặc biệt!
Khi
ra An Hải, Phú Yên thì tui lại khoái món hàu sữa hơn sò huyêt. Nằm dọc
theo danh thắng cấp quốc gia vịnh Xuân Ðài, thị xã Sông Cầu là điểm hẹn
của rất nhiều loài hải sản tươi ngon nổi tiếng cả nước như: ghẹ, tôm,
sò, cá và đặc biệt hơn là đủ các loại ốc, từ loại quen thuộc như ốc
giấm, ốc nón, ốc gai , ốc mỡ, ốc giác, ốc bàn tay, ốc móng tay, ốc đỏ…
đến các loại ốc lạ như ốc lông, ốc bướm, ốc đực...
Ốc lông xấu xí nhưng thịt ốc thì rất ngon. Ảnh: T.T. |
Nói
đến ốc lạ, đặc sản đầu tiên cần phải kể đến là ốc lông. Ốc lông có hình
như con ốc quắn nhưng to hơn, màu đen, bên ngoài rong rêu bám đầy. Ðiểm
phân biệt ốc lông với các loại khác là trên vỏ của có có nhiều lông
dài, xấu xí. Tuy xấu xí nhưng thịt ốc lại hơi giòn giòn và ngọt đến
không ngờ. Ốc thường được chế biến bằng cách luộc hoặc hấp sả. Thịt ốc
lông chắc, dai ngọt và thơm, ăn nhiều cũng không thấy ngán. Món này ăn
nóng chấm với nước mắm gừng thì không còn gì bằng.
Ốc đực nhỏ nhưng cho thịt ngọt, là món ăn được nhiều người ưa thích. Ảnh: T.T. |
Ốc bướm thịt mềm, ngọt thơm rất ngon miệng. Ảnh: T.T. |
Ghé
ở sông Cầu mà bỏ qua ốc bướm là một sự thiếu sót thật đáng tiếc dành
cho bạn. Ốc bướm có thân hình to bằng cán dao, thân ốc có màu tím với
những chấm bi thật đẹp, nhìn thoáng qua không khác là mấy so với ốc
chim. Ốc bướm hấp hoặc nướng đều ngon, đặc biệt hấp hơi với sả, gừng.
Thịt ốc bướm nhiều, dai, ngọt thơm nên chất lượng không thua gì các loại
ốc khác. Nhiều người thích chấm ốc bướm với muối ớt hoặc muối tiêu cho
đậm đà khẩu vị hơn chấm nước mắm gừng. Ngoài ra, ốc bướm nướng than hồng
cũng là một món ngon mà bạn nên thưởng thức.
Ốc hương được chế biến thành nhiều món ngon như hấp, nướng, rang... Ảnh: T.T. |
Cuối
cùng là ốc hương, đây là loại ốc có giá trị kinh tế cao, thịt ngọt cùng
hương thơm thoang thoảng rất đặc trưng. Ốc hương là một đặc sản có
nhiều ở vùng biển miền Trung. Ốc hương làm được nhiều món ngon như rang
muối, nướng, luộc, hấp.... với những vị ngon riêng biệt rất khó quên.
Ốc len xào dừaỐc dừa xào tỏi
Một con ốc vòi voi (geoduck) với xúc tu "khủng"
Những chú ốc vòi voi thư giãn trong bể chứa
"Ốc vòi voi Việt Nam"
Hầu
hết ốc vòi voi khổng lồ có mặt ở nhà hàng tại Việt Nam được nuôi ở vùng
ven biển Canada, Mỹ xuất khẩu đi khắp nơi trên thế giới. Thực tế, tại
các vùng biển của nước ta như Hải Phòng, Quảng Ninh, đầm Nha Phu (Khánh
Hòa)… cũng có loại ốc này (còn có tên là tu hài) nhưng kích thước nhỏ
hơn nhiều lần so với ốc vòi voi được nhập khẩu.
Món ngon các kiểu từ vòi voi
1. luộc chấm nước mắm gừng
2. xào dừa
3. hấp gừng
4. bún ốc
5. gỏi ốc
2. xào dừa
3. hấp gừng
4. bún ốc
5. gỏi ốc
6. ăn sống kiểu Sushi
7.Thái lát mỏng luộc với giá ăn với sốt theo kiểu Tàu
8.Cháo ốc vòi voi
9. ăn theo kiểu Clam Chowder
Tại
Hàn Quốc, Nhật Bản vòi voi thường được dùng theo kiểu sashimi giúp giữ
nguyên vẹn mùi vị tinh chất của ốc như ngọt, giòn lẫn cả chút vị tanh
của biển cả trong vị cay nồng wasabi xông lên tận óc. Người Trung Quốc
lại khoái khẩu các món xào cay. Tại Việt Nam, vòi voi hay được dùng theo
kiểu wasabi, nướng hoặc nấu cháo. Một số nhà hàng còn có món vòi voi
sốt X.O có mùi thơm rất lạ và quyến rũ.
Ðể
có món sashimi ngon, khâu chế biến rất quan trọng. Cách làm cơ bản như
sau: người đầu bếp tỉ mẩn rửa sạch ốc vòi voi, đem trần ốc qua nước sôi
độ nửa phút giúp thịt ốc trở nên giòn, ngon. Sau đó khéo léo dùng dao
nhọn rạch nhẹ nhàng theo chiều dài của chiếc vòi voi, cắt ra từng lát
mỏng, bày ra đĩa cho đẹp mắt.
Các
loại gia vị dùng kèm sashimi cũng là bí quyết tạo nên món ngon khác
nhau của từng nhà hàng gồm củ kiệu, củ cải bào, khoai môn chiên, lá
chanh, cà rốt xắt sợi, đậu phộng, mè rang, gừng, đầu cọng hành… hay các
loại nước sốt được chế biến cầu kỳ.
Ốc vòi voi đã chế biến, thái lát để nướng hoặc nấu lẩu
Chiếc
xúc tu vòi voi cũng có thể được tẩm ướp vừa ăn rồi đem nướng thơm phức
tại bàn. Nhưng nướng sao cho ngon cũng là cả một nghệ thuật, lửa nướng
già thì ốc trở nên khô, mất hết mùi vị, độ ngọt, lửa non thì mùi thơm
món nướng chưa dậy sóng. Ðặt từng lát thịt ốc lên vỉ nướng, chốc lát
miếng thịt trắng ngà săn và se lại, vàng cháy cạnh, mùi thơm lan tỏa
nghi ngút bốc lên khắp căn phòng kích thích bao tử thực khách.
Phần
ruột ốc vòi voi (giữa hai lớp vỏ) so với xúc tu mềm hơn nên độ giòn kém
cạnh nhưng độ ngọt lại nhỉnh hơn, nên thường được đem nấu lẩu, cháo ăn
nóng với hành lá, giá sống, gừng thái lát mỏng. Bát cháo ngọt mát, nóng
hôi hổi lại tỏa mùi thơm nưng nức khiến người ăn dẫu khó tính nhất cũng
sẽ gật gù ưng ý.
Ốc tai tượng, tên gọi của ốc bắt nguồn từ hình dáng bên ngoài như cái tai voi. Ốc sống dưới những rặng đá ngầm, con trưởng thành có thể nặng đến hơn 6kg. |
Ốc lá có thân hình dài, màu đen. Theo quan niệm của người dân miền biển thì ăn ốc lá sẽ đem lại may mắn. |
Chồng được là một loại ốc rất lạ, có hình dáng giống con hàu nhưng mình dẹt và vỏ mềm hơn. Ốc thường được chế biến bằng cách nướng mỡ hành hoặc nướng mắm nhỉ. |
Ốc bàn tay có những mấu nhỏ chỉa ra như những ngón tay. Thịt ốc dai dai giòn giòn có vị ngọt thịt rất ngon. |
Cầu gai được coi là một hải sản quý của biển rất có lợi cho sức khỏe. Ở nước ta, cầu gai có nhiều ở vùng biển miền Trung và đảo ngọc Phú Quốc. Cầu gai thường được nấu cháo, ăn sống hay nướng mỡ hành. |
Tu hài hay còn gọi là ốc vòi voi, đây là loại ốc có giá trị kinh tế cao. Thịt ốc có màu trắng ngà, mềm, ngọt nên được người ăn ưa thích. Ở Sài Gòn, chỉ có vài quán bán món ốc này. |
Con bù chằn - đây là một loại ốc mượn hồn. Theo dân gian thì thịt ốc bù chằn mát, có lợi cho tim, mạch, giúp an thần, ngủ ngon. |
Ốc súng không có nhiều trong menu các quán ốc ở Sài Gòn. Thịt ốc súng giòn giòn nên chế biến món gì cũng ngon, từ nướng, xào, làm gỏi hay nấu cháo. |
Ốc gai xương rồng với đặc điểm là những chiếc gai chi chít bên ngoài. |
Ốc mặt trăng, loài ốc có tên gọi đẹp như vậy bắt nguồn từ lớp mày ốc rất dày, có hình cầu với những đường vân rất đẹp mắt. |
Ốc cánh tiên - vỏ ốc khi mở ra như đôi cánh của một con bướm, đẹp mắt. Ốc cánh tiên ngon nhất là nướng phô mai hay nướng mỡ hành. |
Ốc bạch ngọc, loại ốc này gây chú ý với hình dáng trắng toát bên ngoài của mình. Thịt ốc ăn giòn dai gần giống thịt ốc mỡ. Ốc ngựa xào bơ Chồng đực nướng mỡ hành vừa lạ vừa ngon
Không phổ biến như hàu, sò lông hay chem chép... nhưng chồng đực nướng mỡ hành là món ăn khiến bạn nhớ mãi khi thưởng thức.
Tên gọi của loài hải sản này
bắt nguồn từ đặc tính sinh sống của chúng. Trong môi trường tự nhiên,
chúng sống trên lưng con hàu và xếp chồng lên nhau nên ngư dân gọi chúng
là chồng đực, để phân biệt với những con cái (là con hàu). Ở nước ta,
chồng đực sống nhiều ở vùng đảo Phú Quý (Bình Thuận), nơi có nhiều đá
ngầm.
Chồng đực có lớp vỏ mỏng,
dẹt, trơn láng, không sần sùi. Phần thịt ít nhưng lại thơm ngon và không
có vị tanh đặc trưng của hàu. Chính nhờ những yếu tố đó nên chồng đực
mặc dù không phổ biến vẫn được ưa thích, nó thường là nguyên liệu chính
để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như dùng tái, nấu cháo, hay
nướng mỡ hành. Trong đó, món nướng được nhiều người ưa thích nhất vì
hương thơm hấp dẫn.
Chồng đực sống sâu dưới mặt
nước biển, không có bùn đất nên bạn không mất nhiều thời gian để ngâm
hay rửa sạch như khi chế biến hàu. Yêu cầu của món ăn là phải tươi ngon,
thịt còn săn chắc mới có vị ngọt tự nhiên đầy hấp dẫn. Chồng đực sau
khi sơ chế được cho lên vỉ rồi nướng trên bếp than hồng. Khi phần thịt
bắt đầu săn lại, lớp vỏ sẽ tự động tách ra, bạn chỉ cần bỏ lớp vỏ bên
trên đi, giữ lại phần có thịt.
Khi phần thịt bắt đầu săn lại
cùng những tiếng lèo xèo phát ra từ bếp than cũng là lúc thịt chồng đực
bắt đầu chín. Lúc đó, bạn chỉ cần thoa lên bề mặt ít mỡ hành, nướng đến
khi hương thơm mỡ hành xộc vào mũi là bạn đã có thể dọn món ăn ra đĩa
và bắt đầu thưởng thức hương vị thơm ngon .
Nếu lần đầu tiên ăn thử thịt
của loại hải sản này, bạn sẽ cảm nhận được phần thịt dai dai, giòn giòn,
vị béo của mỡ hành hòa trong nước chấm đậm đà khiến bạn thích mê. Ngoài
việc là món ăn ngon, lạ miệng, chồng đực còn là một món ăn lành tính và
có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người.
Ðể thưởng thức món ăn thơm
ngon, lạ miệng này, bạn có thể ghé đến quán ốc Xinh - 002 lô B5 chung cư
phường 3, Khánh Hội, quận 4, TP HCM. Quán bán từ 11h đến 23h hằng ngày.
Mỗi đĩa chồng đực nướng mỡ hành có giá 50.000 đồng.
Sò cổ đại nướng, xấu vỏ nhưng ngon ruột
Tuy có bề ngoài xấu xí, thô ráp, nhưng sò cổ đại lại cho thịt thơm ngon, giòn và có vị ngọt mát khiến người ăn mê mẩn.
Sò cổ đại là một loài hải sản
còn tương đối xa lạ với những tín đồ nghiền các món ăn từ nghêu, sò,
ốc, hến... Tuy nhiên, đối với người dân ở đảo Phú Quý thì đây là một quà
tặng của biển cả dành cho người dân trên đảo. Mặc dù có bề ngoài xù xì
xấu xí chẳng khác gì một cục đá, nặng khoảng 1kg nhưng ai đã một lần
được ăn thử thịt sò cổ đại nướng sẽ khó có thể quên được hương vị thơm
ngon và bổ dưỡng của nó.
Theo những người dân trên
đảo, sở dĩ sò có tên gọi là cổ đại vì đây là loại có từ rất lâu đời
nhưng không ai ăn. Chỉ đến những năm gần đây, khi người dân đảo tò mò
nướng ăn thử mới biết được sự ngon miệng của thịt bên trong. Sò thường
sống sâu dưới mặt nước, trong các ghềnh đá, nên muốn bắt sò, người dân
đảo thường phải lặn sâu, đục đá mới lấy được sò. Ðặc biệt, ở đâu có ốc tai tượng là sẽ có loại sò cổ đại này sống bên cạnh.
Tuy có trọng lượng lớn, nhưng
thịt sò rất ít, khoảng bằng 1/10 trọng lượng của vỏ sò. Sò cổ đại
thường được chế biến đơn giản nhất bằng cách nướng, ngoài ra người dân
đảo cũng thường nấu cháo hoặc xào với rau muống cũng rất ngon miệng. Do
sống sâu dưới bề mặt nước, sò không có bùn đất nên người dân đảo thường
không mất nhiều thời gian để ngâm hay rửa sò. Sò bắt về còn tươi nguyên,
được rửa sơ qua với nước sạch, để ráo rồi đặt lên nướng trên bếp than
hồng. Khi sò há miệng là bắt đầu chín, dùng kẹp tách đôi vỏ sò, rồi cắt
thịt sò từng phần nhỏ. Tùy theo ý thích mà bạn có thể nướng sò với phô
mai, bơ, mỡ hành hoặc sa tế.
Các nguyên liệu được cho lên
bề mặt thịt, khi món ăn tỏa hưởng thơm nức tức là bạn có thể lấy khỏi
bếp và thưởng thức với các loại nước chấm. Nếu lần đầu tiên ăn thử thịt
sò cổ đại, thực khách sẽ cảm nhận được cái giòn dai, đậm đà gia vị, khi
ăn xong vẫn còn vị ngọt thanh lưu lại trong cổ rất dễ chịu. Không chỉ là
món ăn lạ và ngon miệng, theo người dân trên đảo, thịt sò còn có tác
dụng an thần rất tốt cho sức khỏe.
Ở Sài Gòn, bạn có thể tìm
thấy món sò lạ lùng này tại quán ốc Xinh - 002 lô B5 chung cư phường 3,
Khánh Hội, quận 4, TP HCM. Quán bán từ 11h đến 23h hằng ngày. Mỗi con sò
cổ đại có giá 38.000 đồng.
2. Ốc dừa sốt bơ cay
3. Ốc cà na sốt bơ
Ốc
cà na sốt bơ cay được nhiều người ưa thích vì hương vị thơm ngon, thịt
ốc giòn ngọt thấm đẫm trong nước sốt bơ cay béo ngậy, thơm nức. Thưởng
thức món ăn khi còn nóng mới cảm nhận được hết hương vị thơm ngon của
nó. Cho con ốc vào miệng, vị béo của bơ hòa với gia vị vừa ăn sẽ làm bạn
cảm thấy thích thú. Dùng kim tây khều phần thịt ốc, chấm với chén muối
ớt chanh, thịt ốc ngọt, béo thơm mùi bơ và giòn sần khi nhai sẽ làm bạn
không thể dừng tay được.
4. Ốc tai tượng sốt bơ tỏi
Ốc
tai tượng thuộc vào nhóm ốc to nhất trong các loài ốc biển. Những con
ốc trưởng thành có khi nặng tới 6 kg. Tên gọi của ốc bắt nguồn từ hình
dáng bên ngoài, vỏ ốc to, úp vào nhau trông như tai voi. Mặc dù ốc to,
nhưng theo kinh nghiệm của người dân biển thì ốc ngon nhất là loại nặng
khoảng 1 kg. Khi đó thịt ốc không dai, ăn giòn, lại có vị ngọt đặc
trưng, ngon miệng.
Chế
biến món ăn này không khó, chỉ cần rửa sạch đất cát, cho vào nồi luộc
chín, tách lấy phần thịt ốc rồi thái thành từng lát vừa ăn, tiếp đến phi
thơm hành, tỏi bằm và ớt bột. Cho thịt ốc vào đảo đều tay để thấm gia
vị. Sau cùng cho bơ vào xào chung, nêm lại gia vị cho vừa ăn thì tắt
bếp. Mùi bơ thơm nức tỏa ra từ món ăn rất hấp dẫn khiến bạn không thể
không thưởng thức món ăn này.
Ốc khế
Chỉ
với hai nguyên liệu chính là ốc khế và rau muống cùng ít gia vị, món
này đủ ngon miệng cho bạn. Ốc sau khi sơ chế sạch được luộc chín, lấy
phần thịt ốc ra khỏi vỏ, thái thành từng lát mỏng vừa ăn. Rau muống nhặt
thành từng khúc, bỏ hết lá và rửa sạch.
Ðặt
chảo lên bếp, phi thơm dầu với hành tím và tỏi. Cho thịt ốc vào xào sơ,
cho tiếp rau muống vào đảo đều, nêm gia vị lại cho vừa ăn. Trong quá
trình xào bạn nhớ để lửa lớn, để món ăn nhanh chính mà không bị mềm và
dai.
2. Ốc khế nướng muối ớt
Muối
ớt chính là gia vị làm cho món ốc bình thường này trở nên ngon miệng
với vị đậm đà, cay xé lưỡi khi ăn. Ốc sau khi luộc chín, thịt ốc được
thái thành từng lát mỏng. Muối được giã với ớt tươi, thêm ít mì chính để
giảm đi vị mặn gắt của muối. Ướp thịt ốc với muối ớt, để một lúc cho
gia vị thấm đều. Cho thịt ốc vào lại trong vỏ và nướng chín trên bếp
than hồng. Khi thịt ốc săn lại, cùng hương thơm cay nồng xộc vào mũi là
bạn có thể thưởng thức món ăn ngon miệng này.
3. Ốc khế nướng tiêu xanh
Khi
làm món này, bạn chỉ nên chọn những con ốc khế còn sống, con bằng nắm
tay là được, không nên chọn con to quá vì thịt ốc già, dai, không ngon.
Trước khi chế biến món này, ốc phải được luộc chín, thái lát vừa ăn, cho
vào lại vỏ ốc và nướng chín.
Tiếp
đến, bạn rưới nước mắm pha hơi ngọt lên từng con ốc cùng với ít tiêu
xanh. Cái đậm đà của nước mắm, cái cay nồng của tiêu xanh chính là điểm
nhấn tạo nên hương vị khác biệt cho món ăn.
4. Ốc khế xào mì
Cách
chế biến hoàn toàn giống với món ốc khế xào rau muống nhưng có thêm một
thành phần nữa là mì gói. Mì gói được chần sơ qua nước sôi cho mềm, xào
chung với ốc khế và rau muống.
Món
ăn sẽ trở nên đậm đà và tròn vị hơn khi ăn kèm chén muối tiêu chanh
chua chua cay cay. Cái giòn ngọt của thịt ốc hòa trong giòn giòn của rau
muống và mùi thơm từ mì gói, cùng vị đậm đà của nước chấm sẽ mang lại
cảm giác thú vị cho người ăn.
Ốc hương xào tỏi ớt lá chanh
Ốc đồng: Ốc lác, ốc bươu hay ốc đắng... biến tấu thành những món ăn ngon miệng.
Khi
những cơn mưa đầu mùa xuất hiện cũng là lúc các loại ốc đồng bắt đầu
sinh sôi nảy nở. Chúng thường sống bám vào thân cây mục, cây súng, gốc
dừa nước... Người dân chỉ cần chống xuồng theo các con lạch hay đi mò ốc
dọc theo mé sông, chưa đầy một giờ đồng hồ là đã có đủ lượng ốc cần
thiết cho những món ăn ngon.
Ðặc
điểm chung của các loại ốc đồng là nhiều nhớt, bùn đất... nên trước khi
chế biến, bạn phải ngâm ốc vào nước vo gạo, nước lạnh có pha ớt hoặc
giấm để ốc nhả hết các chất bẩn. Dễ chế biến, không mất nhiều thời gian
là món ốc luộc. Cho ốc vào nồi với ít nước, thêm sả cây, gừng, lá chanh
và luộc chín. Nồi ốc luộc nóng hổi, với hương thơm của sả, lá chanh thật
hấp dẫn, thêm chén mắm gừng ăn kèm làm cho món ốc dân dã trở nên đậm
đà, ngon miệng.
Ốc
đồng còn được chế biến thành nhiều cách với các hương vị khác nhau.
Trước hết phải kể đến ốc bươu nhồi thịt ăn kèm mắm gừng. Ðể làm món này,
bạn phải chọn những con ốc lớn, lấy thịt ốc ra khỏi vỏ, băm nhuyễn với
thịt ba rọi, giò sống, nấm mèo, miến và gia vị… tất cả trộn đều rồi dồn
vào vỏ ốc. Sau khi dồn thịt vào vỏ ốc, đem hấp cách thủy chừng 30 phút
là chín. Ốc bươu nhồi thịt dùng nóng với các loại rau thơm và chén nước
mắm gừng hơi cay là tròn vị.
Ốc
lác nướng tiêu xanh cũng là món ăn ngon mà bạn không nên bỏ qua. Không
khác gì ốc bươu nướng tiêu xanh nhưng thịt ốc lác ăn giòn giòn, có vị
ngọt, ít nhớt nên được người dân ở đây ưa thích hơn thịt ốc bươu. Ốc lác
rửa sạch, để ráo nước, ướp ốc với gia vị, hạt nêm và tiêu xanh khoảng
15 phút. Sau đó cho ốc lên vỉ và nướng chín trên bếp than hồng. Ðơn giản
là thế nhưng cái giòn dai của ốc cùng vị cay cay của tiêu xanh tê tê
nơi đầu lưỡi khi thưởng thức làm người ăn thích thú.
Ốc
đắng là loài nhuyễn thể, mình tròn, to cỡ đầu ngón trỏ (cũng có khi lớn
hơn), màu nâu thẫm, đuôi nhọn, trôn ốc xoắn nhặt (tương tự như ốc gạo)
thường xuất hiện quanh năm nơi các ao, hồ, sông, rạch nơi đồng bằng miền
Tây. Chỉ cần xuống sông, dùng rổ thưa xúc phía dưới những giề lục bình,
hay mò dưới mương vườn nơi những gốc cây, chà tre mục, những trái dừa
bị sóc ăn rụng lâu ngày... ta có thể “tóm” được chúng. Một người cần
mẫn, thao tác trong vài giờ có thể thu hoạch cả ký ốc đắng rất dễ dàng.
Ốc
đắng gắn liền trong ký ức của những cư dân đồng bằng sông Cửu Long qua
các món ăn dân dã, nhưng ấn tượng sâu sắc đối với tuổi thơ tôi vẫn là ba
món: Gỏi ốc đắng trộn bắp chuối, chả ốc đắng, và ốc đắng chiên trứng.
Làm món Gỏi ốc đắng trộn bắp chuối hơi
tốn công một chút. Trước hết, ốc đắng bắt được (hay mua ở chợ) về rửa
sạch bùn đất. Ðổ ốc vào thau ngâm với nước lạnh cùng vài trái ớt sừng
đâm giập cho ốc nhả thức ăn ra nhanh. Tiếp đến, lấy vài tép sả đập giập
(hoặc lá ổi, lá chanh cũng được) lót dưới đáy nồi cho có mùi thơm, rồi
đổ ốc vào cùng nước lạnh ngập xăm xắp, đặt lên bếp luộc chín, để ra rổ.
Chờ nguội dùng que nhọn nhể ốc cho vào tô.
Bắp
chuối xiêm xắt mỏng ngâm vào nước lạnh có vắt chút nước cốt chanh (để
ghém không sẫm màu), vớt ra để ráo. Phi mỡ (dầu), tỏi thơm và cho thịt
ốc vào xào sơ, để ra thau. Trộn đều hỗn hợp (bắp chuối + ốc + rau răm)
cùng gia vị (nước cốt chanh + đường + nước mắm) vừa khẩu vị, múc ra dĩa.
Cuối cùng, làm một chén nước mắm chanh, tỏi ớt, và rắc vào dĩa vài nhúm
đậu phộng rang giã giập là xong. Món này mà “lai rai” với “đế” rất bắt.
Còn món Chả ốc đắng chế
biến hơi “vẽ duyên” một chút để hương vị được thăng hoa. Nói thế, có
nghĩa là ta phải thêm một số “phụ gia” vào như: thịt ba rọi, trứng vịt,
cùng một số gia vị khác.
Trước
hết, ốc đắng luộc chín, nhể thịt ốc ra (khoảng 200 gram) để vào tô.
Thịt ba rọi (hoặc nạc dăm khoảng 100 gram) bằm nhuyễn, hành tím (xắt
miếng mỏng) cùng trứng vịt (2 trứng muối + 1 trứng tươi) cho vào tô và
dùng đũa đánh đều hỗn hợp trên. Thêm gia vị (muối + đường + bột ngọt +
tiêu xay + vài lát ớt) vào vừa khẩu vị. Sau cùng, đặt tô ốc vào xửng
chưng cách thủy.
Khoảng
20 phút sau mở nắp ra, thấy trứng đông, dùng đũa xiên thử, thịt không
dính đũa là chín. Lấy tô ra để nguội, dọn lên bàn. Nhớ thêm vài cọng ngò
rí trang trí cho bắt mắt và phong phú thêm hương vị. Món này ăn cùng
với rau sống (dưa leo, rau thơm, chuối chát...) rất tuyệt và hao cơm.
Riêng, món Ốc đắng chiên trứng chế
biến rất dễ dàng, nhanh gọn. Ốc luộc chín, lấy thịt cho vào tô. Ðập một
trứng vịt cho vào thịt ốc (cùng ít nước) và dùng đũa đánh đều hỗn hợp.
Nêm nếm gia vị (nước mắm + đường + bột ngọt + hành lá xắt nhuyễn + tiêu
xay) cho vừa ăn, rồi cho hỗn hợp vào chảo và bắc lên bếp chiên (như đổ
bánh xèo). Khi thấy mặt dưới chín vàng, dùng xạng xếp lại thành hình bán
nguyệt là xong. Món này dùng chung với món canh bông bí đậm đà hương
vị.
Nếu
ốc lác nướng tiêu xanh với vị cay nồng thích hợp cho những ngày mưa thì
món gỏi ốc đắng bắp chuối là món ngon không thể bỏ qua trong ngày nắng
nóng. Những con ốc đắng sau khi rửa sạch được luộc chín, khều lấy thịt
ốc, bỏ vỏ. Bắp chuối thái mỏng, ngâm trong nước muối để hết mủ và không
bị thâm đen. Làm nóng chảo, phi thơm dầu ăn rồi cho thịt ốc vào xào
chín. Lấy một cái thau nhỏ, cho bắp chuối vào trộn đều với ốc, rau răm
và nước mắm chanh tỏi ớt cho vừa ăn. Dọn món gỏi lên đĩa, rắc lên ít đậu
phộng rang là bạn đã có món gỏi ốc đắng dân dã, ngon miệng cho bữa cơm
gia đình thêm phần hấp dẫn.
Ngoài ra, ốc đồng còn chế biến thành các món ăn khác như chả, ốc đắng chiên trứng, ốc bươu xào chuối xanh, ốc lác xào bơ cay...
Ốc bươu nhồi thịt, làm chả hay cuốn lá lốt là 3 món ăn được biến tấu từ ốc bươu rất lạ miệng và thú vị.
Thịt
ốc bươu có tính hàn, giải độc, giải nhiệt nên được chế biến thành nhiều
món ăn dân dã, ngon miệng. Dưới đây là ba món ăn ngon miệng được biến
tấu từ ốc bươu:
Ốc bươu nhồi thịt
Ốc
bươu nhồi thịt là món ăn mang hương vị đất Bắc. Những con ốc đòi hỏi
phải tươi sống, nếu không tươi thịt ốc không giòn, món ăn nặng mùi rất
khó ăn. Ngoài ra, cần phải ngâm ốc thật kỹ để tránh mùi bùn tanh cho
thực khách khi thưởng thức.
Ốc
bươu nhồi thịt là món ăn được chế biến khá công phu. Thành phần của món
ăn gồm có thịt ốc thái lát mỏng, giò sống, thịt nạc xay, nấm mèo thái
sợi... trộn đều hỗn hợp đó với các loại gia vị, trong đó tiêu sọ và ớt
tươi là hai gia vị không thể thiếu. Cái vị cay nồng của tiêu sọ làm cho
món ăn thêm hấp dẫn. Cuộn phần nhân vào cọng sả, nhét vào thân ốc và đem
hấp chín.
Món
này ngon nhất khi dùng nóng, cùng chén nước chấm chua ngọt được pha hơi
sền sệt, cùng các loại rau ăn kèm như tía tô, rau răm vừa giúp giải hàn
vừa làm cho món ăn thêm đậm đà.
Chả ốc
Chả
ốc là món ăn biến tấu từ món ốc bươu nhồi thịt. Cũng có cùng công thức
và cách chế biến, nhưng thay vì cho vào vỏ ốc và hấp chín, phần nhân lại
được gói vào lá chuối và nướng chín trên bếp than hồng. Hương thơm của
lá chuối nướng quyện trong vị ngọt của chả ốc đem lại món ăn thơm ngon.
Chế
biến chả ốc rất đơn giản, ốc bươu ngâm trong nước vo gạo cho hết nhớt,
rửa lại bằng nước sạch rồi đem luộc chín. Vớt ốc ra, loại bỏ phần ruột
ốc để tránh mùi bùn, phần thịt rửa lại với nước cốt chanh pha chút muối.
Thịt ốc được thái lát mỏng và bằm nhỏ. Ngoài thịt ốc, chả ốc còn có các
thành phần khác như giò sống, nấm mèo thái nhỏ...
Sau
khi chuẩn bị xong thì trộn đều các nguyên liệu với gia vị cho vừa ăn,
thêm một ít ớt và tiêu để món ăn có hương vị cay nồng thơm ngon. Sau đó
dùng một miếng lá chuối nhỏ đã lau sạch, thoa lên bề mặt một ít dầu ăn,
cho hỗn hợp chả ốc lên, gói kín lại và đem nướng chín. Món này ngon nhất
là ăn khi còn nóng, dùng tay lột bỏ lớp lá chuối gói bên ngoài để cảm
nhận mùi thơm quyến rũ của món ăn.
Ốc bươu xào chuối xanh
Món
ăn đơn giản với chuối xanh (chuối già) và ốc bươu. Ðầu tiên, lựa những
trái chuối xanh vừa ăn, gọt bỏ lớp vỏ mỏng bên ngoài, ngâm trong nước
lạnh để chuối không bị thâm và bớt đi vị chát. Ốc bươu phải còn sống,
ngâm nước để nhả hết nhớt và rửa sạch.
Lấy
thịt ốc ra khỏi vỏ, rửa sạch và để ráo. Ðặt chảo lên bếp, làm nóng dầu
và cho ốc vào xào, khi ốc vừa chín cho chuối xanh vào xào chung, nêm gia
vị vừa ăn. Món ăn sẽ không thơm ngon và kém phần hấp dẫn nếu như thiếu
tía tô, lá lốt và ngò gai. Chính các loại rau này sẽ làm át đi mùi ốc,
chỉ còn một hương thơm dịu nhẹ đầy hấp dẫn. Ốc xào chuối xanh được ăn
kèm với chén nước mắm gừng đậm đà.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét